Các vấn đề liên quan đến làm con dấu hộ kinh doanh luôn được nhiều người quan tâm bởi khi tự kinh doanh tại nhà, mọi người vẫn phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hộ kinh doanh gia đình. Câu hỏi là khi là một hộ kinh doanh thì có cần phải khắc con dấu hay không?
Tóm tắt câu hỏi về khắc con dấu hộ kinh doanh cá thể:
Hộ kinh doanh cá thể nếu thực hiện mua bán, giao dịch hàng hóa hay các vấn đề khác thì có cần làm con dấu pháp nhân hay không?
Đây là câu hỏi thường xuyên gặp phải khi kinh doanh hộ cá thể, bởi người dân không biết khi kinh doanh có cần phải thực hiện khắc con dấu pháp nhân hay không? Nếu bạn cũng đang trong cùng hoàn cảnh với câu hỏi này thì hãy tham khảo những giải đáp của chúng tôi về vấn đề này nhé.
Công ty khắc dấu Sen Việt xin được tư vấn về quy định làm con dấu hộ kinh doanh:
1/ Căn cứ pháp lý
– Nghị định 78/2015/NĐ – CP về quy định đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định 96/2015/NĐ – CP quy định chi tiết về Luật doanh nghiệp;
2/ Đối với hộ kinh doanh cá thể, có cần phải làm con dấu pháp nhân không?
Hộ kinh doanh có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người bao gồm các cá nhân là công dân của Việt Nam và đủ 18 tuổi, cá nhân cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc có thể là hộ gia đình làm chủ, hộ kinh doanh theo quy định thì chỉ được đăng ký tại một địa điểm duy nhất, số lượng lao động được sử dụng không quá 10 người, chủ hộ kinh doanh cần phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể thì theo quy định của pháp luật của pháp luật về con dấu thì các hộ kinh doanh hiện nay sẽ không có con dấu pháp nhân như các hình thức doanh nghiệp khác. Như vậy thì khi đăng ký hộ kinh doanh, chủ sở ũữu sẽ không được làm con dấu pháp nhân (loại con dấu tròn) như công ty. Các hộ kinh doanh có thể sử dụng thay thế bằng con dấu vuông, con dấu chữ ký và chức danh, hay con dấu logo của hộ kinh doanh để cung cấp thông tin cho đối tác và khách hàng.
“Nghị định này quy đình về con dấu trong kinh doanh, áp dụng đối với các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh và các doanh nghiệp tư nhân đã thực hiện đăng ký theo quy định của pháp luật về Luật Doanh nghiệp và luật đầu tư. Các tổ chức hay đơn vị được thành lập theo luật sau sẽ không áp dụng quy định về con dấu theo Nghị định này của CP mà sẽ phải thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng con dấu trong kinh doanh”
Làm con dấu hộ kinh doanh cá thể để làm gì ?
Như vậy việc khắc con dấu dành cho hộ kinh doanh là không bắt buộc, tuy nhiên nếu bạn có nhu cầu muốn làm con dấu này thì vẫn có thể đặt hàng khắc nhanh những mẫu dấu cho hộ kinh doanh của mình. Để làm rõ hơn thì hãy cùng Mai Vàng tìm hiểu con dấu hộ kinh doanh sẽ làm gì, hỗ trợ như thế nào trong công việc?
Hộ kinh doanh với số lượng nhân viên và quy mô kinh doanh tương đối nhỏ, các hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký từ cơ quan chức năng. Tuy nhiên dù là kinh doanh cá thể nhưng vẫn có những thông tin cơ bản và quý khách hoàn toàn có thể khắc con dấu với những nội dung này để sử dụng hằng ngày trong công việc.
Mẫu con dấu hộ kinh doanh cá thể phổ biến
Một số thông tin cho con dấu hộ kinh doanh mà bạn có thể khắc như logo, họ tên chủ hộ kinh doanh,… tuy nhiên có 3 thông tin cơ bản bao gồm.
– Tên hộ đăng ký kinh doanh.
– Mã số thuế của hộ kinh doanh được cấp.
– Địa chỉ của hộ kinh doanh.
Sử dụng con dấu hộ kinh doanh cá thể chính xác
Nếu hộ kinh doanh muốn xuất hóa đơn bán hàng do cơ quan thuế quản lý, theo quy định của pháp luật thì hộ kinh doanh cần sử dụng con dấu mã số thuế để đóng lên trên hóa đơn này.
Vị trí đóng con dấu mã số thuế cho hộ kinh doanh trên hóa đơn bán hàng sẽ ngay tại vị trí thông tin của bên bán giống hình sau:
Hồ sơ để mua hóa đơn thuế ở cơ quan quản lý
– Đơn đề nghị mua hóa đơn (hộ kinh doanh cần theo mẫu 3.3 được ban hàng trong Thông tư 39/2014/TT-BTC vào ngày 31/03/2014)
– Một bản cam kết (mẫu 3.16 theo Thông tư 39/2014/TT-BTC)
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan quản lý cấp.
– Giấy từ tùy thân (giấy chứng thực) của cá nhân người mua hóa đơn.
– Trường hợp người mua không phải chủ hộ kinh doanh thì cần có giấy ủy quyền của chủ hộ để mua hóa đơn thuế.
Lập báo cáo sử dụng hóa đơn thuế theo quý cho hộ kinh doanh
Quý khách cần chú ý là với hóa đơn được mua tại cơ quan thuế đã được thông báo và phát hành, chính vì vậy mà hộ kinh doanh không cần phải làm nữa.
Sau khi mua và bắt đầu sử dụng hóa đơn, hộ kinh doanh có nghĩa vụ phải lập báo cáo hàng quý về tình hình sử dụng hóa đơn thuế cho cơ quan quản lý theo mẫu BC26/AC của Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Cụ thể thì thời gian để lập báo cáo là trong 30 ngày sau khi kết thúc 1 quý (nghĩa là 1 tháng liền kề của quý cần báo cáo)
- Quý 1 là từ 1/1 đến 31/3, thời gian nộp chậm nhất là đến ngày 30/4
- Quý 2 là từ 1/4 đến 30/6, thời gian nộp chậm nhất là đến ngày 30/7.
- Quý 3 là từ 1/10 đến 30/10
- Quý 4 là từ 1/1 đến 30/1 của năm sau.