Con dấu pháp nhân là một trong những mẫu dấu phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam đề ra, đặc biệt là khi đóng dấu treo. Nếu như bạn cũng đang quan tâm đến cách sử dụng loại con dấu này thì hãy tham khảo ngày bài chia sẻ của chúng tôi dưới đây để sử dụng cho đúng cách nhé.
Căn cứ theo các cơ sở pháp lý:
– Theo nghị định 110/2004/NĐ-CP
– Theo nghị định 23/2015/NĐ-CP
– Quy định theo thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN.
– Thông tư 01/2011/TT-BNV
Cách sử dụng con dấu?
Con dấu là một trong những vật dụng được sử dụng phổ biến tại bất cứ đâu, bao gồm cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức tư nhân cho đến các hội quần chúng, hay tổ chức kinh tế, hợp tác xã, bao gồm cả những doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Con dấu doanh nghiệp là một trong những cách để công ty – tổ chức có thể khẳng định giá trị pháp lý, trách nhiệm của mình đối với văn bản, giấy tờ của cơ quan và tổ chức.
Tất nhiên để đóng một con dấu lên văn bản thì bạn chỉ cần thao tác cầm con dấu và đóng mạnh xuống vị trí mà bạn mong muốn, tuy nhiên hiện nay có nhiều cách đóng con dấu khác nhau tùy thuộc vào vị trí mà bạn đóng dấu như đóng dấu treo, dấu giáp lai, dấu thu nhỏ hay dấu nổi,… những cách đóng dấu này đều mang vai trò và giá trị pháp lý khác nhau nên bạn cần chú ý. Trong đó quy định của nhà nước về con dấu treo được hiệu như sau:
Theo điều 26 nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư có quy định:
Ta có thể hiểu con dấu treo như sau:
Dấu treo là gì?
Cách đóng dấu treo là sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức để đóng lên đầu trang văn bản, dấu sẽ được trùm lên một phần mềm của cơ quan – tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo. Thông thường thì tên cơ quan, tổ chức sẽ được in bên trái phía trên của văn bản, chính vì vậy mà con dấu treo thường thấy sẽ ở gần vị trí này, để được xem là con dấu treo thì nó phải trùm lên 1 phần tên công ty.